TIN TỨC

Suy tim phải: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.

Bệnh suy tim phải sẽ khiến máu không được bơm đủ tới phổi, tắc lại ở tĩnh mạch và gây phù nề. Suy tim nếu không được chữa trị sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

1. Suy tim phải là gì? Nguyên nhân gây suy tim phải

Suy tim phải là tình trạng xảy ra khi tâm thất phải không bơm máu đến phổi một cách hiệu quả. Tâm thất phải bị suy yếu, không bơm đủ máu về phổi. Suy tim phải xảy ra khi tâm thất trái suy yếu, không còn khả năng bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.

Suy tim phải khi tâm thất phải không bơm máu đến phổi hiệu quả

Theo nhiều nghiên cứu nguyên nhân gây ra suy tim phải đến từ rất nhiều yếu tố:

1.1 Suy tim trái

Suy tim trái là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến suy tim phải. Tâm thất trái hoạt động không hiệu quả sẽ khiến áp suất dòng máu tăng lên, ứ đọng lại ở phổi. Điều này sẽ làm phía bên phải của tim bị quá tải. Quá trình bơm máu sẽ không còn hiệu quả, máu ứ đọng lại ở tĩnh mạch, dẫn đến phù nề.

1.2 Bệnh phổi mãn tính

Bệnh phổi mãn tính sẽ bao gồm thuyên tắc phổi, tắc nghẽn mãn tính. Động mạch phổi bị áp lực sẽ khiến tâm thất phải làm việc nặng hơn, không thể bơm máu tốt như ban đầu.

1.3 Hẹp/hở van ba lá

Hẹp van ba lá sẽ làm hạn chế lưu lượng máu ở tâm nhĩ phải, khiến chúng phải giãn và ứ đọng lại ở các tĩnh mạch ngoại vi. Hở van ba lá sẽ khiến máu trong tâm thất phải chạy ngược vào tâm nhĩ phải khiến chúng quá tải.

1.4 Đau tim

Đây là tình trạng tắc nghẽn các động mạch với vai trò cung cấp máu đến tim. Bệnh nhồi máu cơ tim sẽ gây suy tim trái rồi suy tim phải hoặc có thể trực tiếp gây suy tim phải do nguồn cung cấp máu bị ngăn chặn.

Đau tim là tình trạng tắc nghẽn các động mạch với vai trò cung cấp máu đến tim

1.5 Dị tật bẩm sinh 

Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu bất thường ở trong tim và khiến tâm thất phải suy yếu.

2. Những triệu chứng phổ biến của suy tim phải

Thông thường, triệu chứng của bệnh suy tim phải nặng hơn so với suy tim trái.

  • Sưng tĩnh mạch cổ
  • Chán ăn, tăng cân
  • Phụ này ở mắt cá chân, bàn chân, gan, dạ dày,…
  • Đổ mồ hôi, khó thở
  • Đau tức ngực, da lạnh ngắt
  • Hay quên, tinh thần mệt mỏi

3. Điều trị suy tim phải như thế nào?

3.1 Thay đổi lối sống sinh hoạt

Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được các triệu chứng của bệnh:

  • Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Chế đồ ăn nhiều rau xanh

3.2 Sử dụng thuốc

Bệnh nhân nên sử dụng thuốc để điều trị bệnh suy tim phải giúp cải thiện chức năng điều trị các triệu chứng liên quan đến nhịp tim.

  • Thuốc chẹn beta: Làm chậm nhịp tim khiến tim không làm việc quá sức
  • Thuốc giãn mạch phổi: Làm giãn các mạch máu kết nối giữa tim và phổi
  • Thuốc lợi tiểu: Lại vào natri và các chất lỏng dư thừa trong cơ thể
  • Digoxin: Làm tăng khả năng bơm máu của tim
Thuốc chẹn beta điều trị suy tim phải

3.3 Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Ngoài việc sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ điều trị bao gồm:

  • Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD)
  • Máy khử rung tim cấy ghép
  • Liệu pháp tái đồng bộ tim

3.4 Phẫu thuật

Nếu việc sử dụng thuốc không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp sử dụng thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc ghép tim.

Hiện nay, TIWI đang cung cấp sản phẩm đồng hồ thể thao thông minh hỗ trợ đo nhịp tim, huyết áp, nồng độ SPO2 trong máu, lượng calo đốt trong ngày,… Hơn nữa, thiết bị của chúng tôi hỗ trợ cảnh báo đột quỵ sớm ở mọi lứa tuổi. Các chuyên gia sẽ theo dõi các chỉ số cơ thể của bạn để thông báo cho bạn về tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó, mỗi bệnh nhân sẽ có một chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp, tránh được những biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch.

Youtube TIWICARE