TIN TỨC

Giải pháp nào cho bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh van tim?

Người già là một trong những đối tượng cần phải chăm sóc đặc biệt, nhất là khi họ mắc các bệnh về tim mạch. Hở van tim ở người già có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và nhanh hơn ở người trẻ. Vậy giải pháp nào cho bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh van tim? Hãy cùng TIWI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Biến chứng bệnh van tim ở người cao tuổi

Điều trị cho bệnh nhân hở van tim đã là cả một quá trình khó khăn, nhưng điều trị cho người cao tuổi thì đòi hỏi bác sĩ cần phải cẩn trọng hơn. Nguyên nhân do các chức năng ở người cao tuổi đang dần bị kém đi theo thời gian, khả năng phục hồi sức khỏe cũng chậm hơn so với người trẻ rất nhiều.

Bệnh hở van tim với những biến chứng rất nguy hiểm

Bệnh hở van tim ở bất kỳ đối tượng nào cũng sẽ có những biến chứng nhất định nếu không được điều trị kịp thời. Có 3 biến chứng phổ biến nhất mà người già dễ mắc phải khi mắc hở van tim mãn tính.

1.1 Suy tim

Suy tim là biến chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân bị bệnh van tim. Khi tim không thể thực hiện đúng được chức năng của nó là bơm đủ lượng máu cho cơ thể, máu sẽ bị chảy ngược lại do van tim bị hở, buồng tim trái sẽ bị giãn nở. Nếu như quá trình này không được phát hiện để điều trị, tim sẽ suy yếu dần, áp phổi bị tăng, dịch đọng lại, gây ra căn bệnh suy tim.

Suy tim là biến chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân bị bệnh van tim

1.2 Tăng áp phổi

Bệnh hở van tim ở người già nói riêng, ở con người nói chung nếu không được điều trị bằng phương pháp y khoa thì có khả năng cao sẽ gây ra tăng áp phổi. Mạch máu phổi sẽ bị ảnh hưởng, nhĩ trái bị tăng áp lực kéo theo tăng áp phổi, dần dần dẫn đến suy tim phải.

1.3 Rung nhĩ

Rung nhĩ sẽ tạo ra các cục máu đông trong buồng tim ngăn cản quá trình lưu thông của máu đến các bộ phận trong cơ thể. Quá trình lưu thông máu bị trở ngược lại lâu dần sẽ tạo ra nhiều cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đe dọa đến tính mạng con người.

2. Giải pháp nào cho bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh van tim?

Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch thì 100% cần phải tuân theo phương pháp chữa bệnh của bác sĩ. Với sự phát triển vượt bậc của y học như hiện nay, thật không khó để xác định được tình trạng tim mạch mà bạn đang gặp phải. Ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người cao tuổi cũng đều sử dụng 1 trong các phương pháp khám tim mạch sau:

– Siêu âm tim

– Điện tâm đồ tim

– Xquang ngực thẳng

– Chụp CT cắt lớp

– Chụp MRI giúp xác định được chức năng, kích thước, lưu lượng của thất trái

Để điều trị căn bệnh hở van tim, các bác sĩ phải dựa theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra quyết định. Thông thường, bệnh nhân sẽ có 2 phương pháp điều trị là nội khoa và can thiệp phẫu thuật.

2.1 Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng các thuốc kê đơn của bác sĩ. Trường hợp này áp dụng với tình trạng hở van tim nhẹ, chưa cần can thiệp phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập theo chỉ dẫn của bác sỹ trong một thời gian nhất định. Đến khi các chỉ số ổn, bệnh nhân có thể xuất viện.

2.2 Can thiệp phẫu thuật

Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân cần phải trải qua các cuộc phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim. Phẫu thuật trong trường hợp này là phương pháp duy nhất cứu bệnh nhân khỏi “con mắt thần chết”. Sau khi phẫu thuật, ở những bệnh nhân có thể trạng tốt, khả năng hồi phục là 95%. Ở những bệnh nhân thể trạng kém hơn, bệnh nhân cần một chế độ sinh hoạt đi kèm để tăng khả năng hồi phục cho tim.

Bệnh hở van tim với những biến chứng rất nguy hiểm, đặc biệt là ở người già. Bệnh nhân cũng nên giữ cho mình một tâm trạng thoải mái để khí huyết trong cơ thể được lưu thông hài hòa, tránh dòng chảy của máu bị tắc nghẽn càng làm ảnh hưởng đến tim mạch.

Youtube TIWICARE