TIN TỨC

Đột quỵ nuốt lưỡi và những điều cần biết khi gặp bệnh nhân đột quỵ nuốt lưỡi

Đột quỵ nuốt lưỡi là căn bệnh nguy hiểm bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Nếu được sơ cứu kịp thời, đúng thời điểm vàng thì khả năng sống sót rất cao. Bài viết này TIWI xin cung cấp cho bạn một số những phương pháp sơ cứu khi gặp bệnh nhân đột quỵ nuốt lưỡi.

1. Đột quỵ nuốt lưỡi có thể xảy ra ở đối tượng nào?

Đột quỵ nuốt lưỡi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: Tiền sử gia đình, các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiểu đường,… Những người có lối sống sinh hoạt không lành mạnh, ít tập thể dục thể thao, sử dụng các chất kích thích cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ nuốt lưỡi.

Đột quỵ nuốt lưỡi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Đột quỵ nuốt lưỡi là tình trạng rất nguy hiểm khi khảo sát chỉ ra rằng có đến 50% trường hợp tử vong sau khi bị đột quỵ nuốt lưỡi. Và chỉ 10% trong số bệnh nhân có thể hoàn toàn hồi phục chức năng như bình thường.

2. Biểu hiện của người bị đột quỵ nuốt lưỡi

Đột quỵ nuốt lưỡi là bệnh lý xảy ra khi bênh nhân bị tụt lưỡi vào trong hoặc tụt khối cơ lưỡi. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là sự va đập của cơ thể với một yếu tố ngoại cảnh, cơn co giật tăng lên, bị nhân bị hôn mê hoặc sốt cao.

Đột quỵ nuốt lưỡi là bệnh lý xảy ra khi bênh nhân bị tụt lưỡi vào trong

Những biểu hiện tiêu biểu của người bị đột quỵ nuốt lưỡi có thể kể đến như sùi bọt mép, mất tri giác, mắt trợn ngược, hơi thở gấp hoặc ngừng hô hấp,…

Tương tự như đột quỵ, đột quỵ nuốt lưỡi cũng có một thời điểm vàng để sơ cứu bệnh nhân. Nếu bệnh nhân được sơ cấp cứu kịp thời thì không chỉ bảo toàn được tính mạng mà còn giữ được chức năng của các bộ phận trong cơ thể.

3. Làm gì khi gặp bệnh nhân bị đột quỵ nuốt lưỡi?

Điều đầu tiên cần làm khi gặp bệnh nhân đang bị đột quỵ nuốt lưỡi là giữ bình tĩnh và 1 cái đầu lạnh để chuẩn bị tiến hành sơ cứu cho họ. Hãy giữ cho bệnh nhân có không gian để hít thở bởi khi gặp phải tình trạng đột quỵ này bệnh nhân rất khó thở, thậm chí ngừng hô hấp.

Bạn cũng nên giữ một khoảng cách an toàn với bệnh nhân đột quỵ để tránh bị tổn thương trước các cơn co giật mạnh của bệnh nhân. Trong thời gian đó, bạn nên gọi 115 sớm nhất có thể, chủ động thông báo tình trạng của bệnh nhân để đội ngũ bác sĩ có phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu có thể, bạn hãy cung cấp cho bác sĩ về những đơn thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng hoặc tiền sử bệnh lý của bênh nhân cho bác sĩ nắm được.

Hãy giữ cho bệnh nhân có không gian để hít thở

Trong khi đợi xe cấp cứu đến, bạn cần tiến hành sơ cứu bệnh nhân đột quỵ như sau:

  • Nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo bệnh nhân để họ thoải mái, dễ thở hơn
  • Kê đầu bệnh nhân vào vật mềm như khăn, gối để phòng trong trường hợp co giật bệnh nhân bị đập đầu vào vật cứng gây ra xuất huyết não
  • Bệnh nhân đã dừng co giật, bạn cần để họ nằm xoay nghiêng người một góc 45 độ để những chất dịch trong cổ họng chảy ra, điều này sẽ không cản trở đường thở và đường dẫn oxy đến phổi, tim
  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân, lắng nghe nhịp thở. Nếu phát hiện bệnh nhân ngừng thở, hãy sơ cứu kích tim bằng cách ấn mạnh 2 tay vào vùng gần tim, ép lồng ngực sâu khoảng 5cm với độ 100 đến 120 lần/phút
  • Trong trường hợp bệnh nhân còn ý thức, hãy trấn an và nói chuyện với bệnh nhân để giúp họ tỉnh táo không rơi vào tình trạng hôn mê. Bạn hãy cố gắng làm cho bệnh nhân tỉnh táo trước khi xe cấp cứu đến

Đột quỵ nuốt lưỡi nếu được sơ cứu đúng cách và kịp thời thì không đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu để qua thời điểm vàng, bệnh nhân sẽ rất dễ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, dẫn đến tử vong. Khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ nuốt lưỡi, bạn là người bên cạnh hãy tiến hành sơ cứu theo các bước trên để giúp họ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.

Youtube TIWICARE