TIN TỨC

Buộc phải nắm được 3 bước này khi sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ tại nhà

Bệnh nhân đột quỵ phải được cấp cứu trong thời gian nhanh nhất để giảm thiểu rủi ro tổn thương đến não bộ. Khi chờ xe cứu thương đến, việc cần làm của những người xung quanh là sơ cứu cho bệnh nhân. Chính vì vậy, để cứu được bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch, người nhà cần nắm được các nguyên tắc sơ cứu cơ bản tại nhà sau đây.

1. Những biểu hiện ban đầu của đột quỵ tại nhà

Đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người. Bệnh nhân đột quỵ có 1 thời điểm vàng để sơ cứu, nếu như qua thời điểm này rồi, hậu quả đáng tiếc nhất là tử vong, nhẹ hơn là mất chức năng hoặc sống một cuộc sống thực vật.

Đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người

Để có thể cứu được bệnh nhân đột quỵ, người nhà cần nắm được những biểu hiện ban đầu của cơn đột quỵ cũng như cách sơ cứu đột quỵ trước khi chờ xe cấp cứu đến.

Thông thường, khi cơn đột quỵ đang diễn biến, bệnh nhân có những biểu hiện sau:

  • Đột nhiên không nói được, mồm bị méo
  • Mắt bị mờ, thị lực giảm đột ngột
  • Bỗng nhiên rơi vào trạng thái hôn mê, tê bì tay chân, mất thăng bằng, mất ý thức, đau đầu

Nếu như thấy người thân hay những người xung quanh có những dấu hiệu này, bạn cần thực hiện các bước sơ cứu khẩn cấp để cứu họ khỏi lưỡi hái tử thần. Vậy làm sao để sơ cứu bệnh nhân đột quỵ? Mời bạn đón đọc phần 2 của bài viết này nhé.

2. Các bước sơ cứu đột quỵ tại nhà

Bệnh nhân đột quỵ cần được sơ cứu tại nhà trước khi xe cấp cứu đến. Bất cứ ai trong chúng ta cũng nên ghi lại những bước sơ cứu đột quỵ phòng những trường hợp không may xảy ra với người xung quanh mình. Khi phát hiện bệnh nhân đột quy, bạn cần tiến hành sơ cứu ngay bằng các bước sau đây:

  • Bước 1: Gọi số điện thoại cấp cứu 115
  • Bước 2: Tiến hành sơ cứu bệnh nhân trong thời gian chờ cấp cứu đến. Để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng theo hướng 45 độ so với cơ thể. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh bị khó thở
  • Bước 3: Nếu bệnh nhân mặc quần áo chật, hãy giúp bệnh nhân cởi bỏ để quá trình hô hấp của bệnh nhân dễ dàng hơn. Nếu bệnh nhân ngừng tim thì ngay lập tức phải tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sử dụng khăn hoặc vải, quấn vào ngón tay và tiến hành lấy sạch đờm, dãi trong miệng bệnh nhân. Khi thấy bệnh nhân có biểu hiện co giật, hãy sử dụng tấm vải đưa vào miệng bệnh nhân để tránh họ cắn vào lưỡi.
Bệnh nhân đột quỵ cần được sơ cứu tại nhà trước khi xe cấp cứu đến

Sau khi xe cứu thương đã đến, việc bạn cần làm là nhanh chóng hỗ trợ các bác sĩ đưa bệnh nhân lên xe cấp cứu. Đồng thời bạn cũng mô tả sơ lược về tình trạng của bệnh nhân để các bác sĩ nắm được tình hình, từ đó đưa ra được phương pháp ứng cứu nhanh nhất. Bạn cũng nên cung cấp thông tin cho bác sĩ về những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng để y bác sĩ nắm được rõ hơn về những căn bệnh mà bệnh nhân đang điều trị.

Bạn cũng nên lưu ý rằng khi thực hiện quá trình sơ cứu đột quỵ tại nhà, không nên cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì, kể cả là nước khoáng. Tuyệt đối không nên dùng kim châm chích 10 đầu ngón tay của bệnh nhân như một số thông tin không có tính xác thực ở trên mạng. Việc châm chích này sẽ khiến cho bệnh nhân bị mất máu không kiểm soát, lượng máu trong cơ thể bị đảo lộn, càng làm nguy hiểm đến tính mạng.

Đột quỵ có thể nói là căn bệnh cần phải được sơ cứu nhanh nhất tính đến thời điểm hiện tại. Dù bạn là ai thì cũng nên nắm được những nguyên tắc cơ bản để sơ cứu đột quỵ cho những người thân của mình.

Youtube TIWICARE