TIN TỨC

Điểm danh những biến chứng nặng nhất mà bệnh đột quỵ để lại

Đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh lý tim mạch khi các biến chứng mà nó để lại nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Nắm bắt sớm được những biến chứng đột quỵ để có một phác  đồ chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết bất cứ ai cũng cần trang bị.

1. Biến chứng nguy hiểm bệnh đột quỵ để lại

Theo thống kê trên toàn thế giới cứ trong 40 giây sẽ có ít nhất 1 bệnh nhân mắc đột quỵ. Thông thường, bệnh thường xảy ra với bệnh nhân cao tuổi, khoảng từ 45 tuổi trở lên, nam giới dễ mắc đột quỵ nhiều hơn.

Đột quỵ có nguy cơ tử vong nhanh nhất trong số các bệnh lý tim mạch, đứng đầu trong các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Vì vậy, mỗi người cần nắm được những biến chứng nguy hiểm của chúng để có 1 chế độ bảo vệ sức khỏe cẩn thận.

Bệnh đột quỵ thường xảy ra với bênh nhân cao tuổi

Bệnh nhân đột quỵ thường mắc thêm các căn bệnh khác như tiểu đường, tăng huyết áp,… Đây cũng là những căn bệnh làm tăng các nguy cơ phát tác của các biến chứng sau đột quỵ.

Biến chứng đột quỵ thường xảy ra do những tổn thương về não, khiến cơ thể dần mất đi khả năng vận động. Các biến chứng liên quan phổ biến có thể kể đến như phổi, gan, tim, co cứng các chi, trầm cảm,… Nó cản trở quá trình di chuyển của bệnh nhân cũng như cả cuộc sống hàng ngày của họ, có thể dẫn đến khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Biến chứng ở những vị trí nào của cơ thể còn phụ thuộc nhiều vào vị trí não bị ảnh hưởng và thời gian bệnh nhân được cấp cứu kịp thời:

  • Viêm phổi: Bệnh nhân sẽ khó khăn trong việc nhai nuốt sau đột quỵ dẫn đến đồ ăn và nước uống dễ bị đi vào phổi gây ra tình trạng viêm phổi
  • Phù nề não bộ
  • Loét do tỳ đè: Bệnh nhân đột quỵ thường mất khả năng vận động, nằm nhiều hoặc ngồi yên một chỗ ít vận động trong thời gian dài dẫn đến viêm loét da
  • Trầm cảm: Bệnh nhân đã bị trầm cảm, sau đột quỵ thì tình trạng càng gia tăng. Bệnh nhân chưa có tiền sử trầm cảm, đột quỵ khó vận động, ảnh hưởng đến khuôn mặt như méo mồm cũng khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng đến tâm trạng
  • Tử vong: Biến chứng nguy hiểm nhất của đột quỵ là tử vong nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, não bị thiếu máu và oxy nghiêm trọng sẽ gây chết tế bào dẫn đến đột tử

2. Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói chưa bao giờ sai, đặc biệt là ở thời điểm xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm như thời đại hiện nay. Một số phương pháp giúp phòng ngừa có thể kể đến như:

  • Ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, giảm muối
  • Tránh stress, căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái
  • Tăng cường thể dục thể thao tăng thể lực
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời những căn bệnh nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…
Tăng huyết áp là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến đột quỵ

Bệnh đột quỵ ở bất kỳ thời điểm nào cũng cần một quá trình nhất định mới phục hồi được. Bệnh nhân cần kiên trì, không nóng vội, giữ bình tĩnh và tuân theo tuyệt đối những phác đồ điều trị của bác sỹ để tăng khả năng phục hồi nhanh chóng. 

Yourtube TIWICARE