TIN TỨC

Còn ống động mạch: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Còn ống động mạch là bệnh tim bẩm sinh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Ống động mạch nhỏ có thể tự đóng nhưng ống động mạch lớn có thể cản trở quá trình lưu thông máu ở trẻ.

Còn ống động mạch là gì? Nguyên nhân gây ra còn ống động mạch

Còn ống động mạch là máu sẽ lưu thông trực tiếp từ động mạch chủ tới động mạch phổi, làm gia tăng dòng máu vào hệ tuần hoàn phổi, lượng máu trở về tim trái tăng lên. Còn ống động mạch lớn thì áp lực trong lòng mạch phổi cũng tăng theo. Hậu quả là trẻ sẽ có nguy cơ suy tim khi chỉ vài tuần tuổi.

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc còn ống động mạch

Hiện nay chưa có nghiên cứu rõ ràng tại sao tình trạng còn ống động mạch xảy ra. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ còn ống động mạch bao gồm:

  • Sinh non: bệnh lý còn ống động mạch xảy ra rất phổ biến ở những trẻ sinh thiếu tháng. Nguyên nhân đến từ việc phổi của trẻ sinh non rất yếu, không nhận đủ được chất bôi trơn, nó khiến trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp
  • Tiền sử gia đình và các tính trạng di truyền: Nếu như trong gia đình có người từng mắc bệnh hoặc một số tính trạng di truyền như hội chứng down thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý còn ống động mạch cao hơn.
  • Sản phụ bị nhiễm rubella trong quá trình mang thai: trong quá trình mang thai, nếu như người mẹ bị mắc bệnh rubella thì nguy cơ dị tật của trẻ sẽ tăng lên. Nguyên nhân là do virus rubella sẽ đi qua nhau thai và lây lan qua hệ thống tuần hoàn của trẻ em, gây tổn thương các mạch máu và cơ quan, phổ biến nhất là tim.

Triệu chứng phổ biến của còn ống động mạch

Các triệu chứng của bệnh còn ống động mạch ở mỗi trẻ là khác nhau, tùy thuộc vào kích thước khiếm khuyết cũng như trẻ đủ tháng hay sinh non. Nếu PDA nhỏ thường sẽ không gây ra triệu chứng nên vậy thường không được phát hiện cho đến khi trẻ trưởng thành. Còn PDA lớn thì trẻ sẽ có thể gây ra các dấu hiệu suy tim ngay sau khi sinh ra.

Triệu chứng phổ biến của còn ống động mạch trong thời kỳ sơ sinh hoặc thời thơ ấu của trẻ như sau:

  • Trẻ dễ mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi nhiều, ăn kém, tăng trưởng kém
  • Trẻ khóc lóc khi ăn

Điều trị còn ống động mạch như thế nào?

Quá trình điều trị còn ống động mạch còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân.

  • Ở những trẻ sinh non, PDA thường tự đóng lại. Các y bác sĩ sẽ theo dõi tim của trẻ để đảm bảo rằng mạch máu mở đóng lại đúng cách. Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, PDA nhỏ thường không có các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy,  trường hợp này chưa cần điều trị mà chỉ cần theo dõi sát sao.
Điều trị còn ống động mạch phụ thuộc vào mức độ bệnh của bệnh nhân
  • Sử dụng thuốc: Đối với trẻ sinh non mắc PDA, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen hoặc indomethacin để làm lỗ thông tự đóng lại dễ dàng hơn.
  • Đóng ống động mạch qua da: Trẻ sinh non thường rất nhỏ và yếu sẽ không đủ điều kiện để tiến hành thủ thuật. Chính vì vậy, nếu như trẻ không gặp phải những biến chứng liên quan đến PDA, các bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ đợi đến khi trẻ lớn rồi mới can thiệp đóng ống động mạch.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp thuốc không hiệu quả, các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật đóng ống động mạch qua da bằng việc phẫu thuật thắt ống động mạch bằng chỉ khâu hoặc kẹp.

Còn ống động mạch là căn bệnh rất phổ biến ở những trẻ sinh thiếu tháng. Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện ban đầu và đưa con đi thăm khám để được các bác sỹ chẩn đoán và điều trị, tránh được những biến chứng khó chữa trị sau này.

Youtube TIWICARE