TIN TỨC

Cục máu đông – Nguy cơ tiềm ẩn của căng bệnh nhồi máu cơ tim

Việc tạo ra các cục máu đông là một cơ chế rất quan trọng trong quá trình cầm máu, bảo vệ cơ thể sau những chấn thương. Tuy nhiên, nếu nó hình thành bên trong lòng mạch, có thể gây tắc nghẽn mạch máu, gây nên các bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác.

1. Quá trình hình thành cục máu đông trong lòng mạch như thế nào?

Sự hình thành cục máu đông phải trải qua các bước: Co mạch, hình thành nút tiểu cầu, đông máu, tan cục máu đông/phát triển mô sơ trong cục máu đông với mục đích đóng kín vết thương.

Nếu thành trong của mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu sẽ được huy động đến, tạo nên nút tiểu cầu, tạo thành cục máu đông. Lúc này, các yếu tố đông máu sẽ được kích hoạt với vai trò thực hiện một chuỗi phản ứng sản sinh sợi huyết, tạo thành một mạng lưới vững chắc giúp ngăn chặn dòng máu rò rỉ ra bên ngoài lòng mạch.

Sự hình thành cục máu đông phải trải qua 4 bước

Cùng với đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể cũng được huy động đến nhằm dọn dẹp các ổ viêm, làm lành hư tổn của các mô. Cục máu đông có thể bong ra và đi theo các mạch máu đến các cơ quan khác của cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, các bệnh lý nguy hiểm sẽ xuất hiện.

2. Nguyên nhân gây ra các cục máu đông trong lòng mạch là gì?

Các cục máu đông hình thành sau chấn thương sẽ khiến cho dòng máu không thể thoát ra ngoài để bảo vệ cơ thể được. Chúng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu như được hình thành trong lòng mạch và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu đến từ xơ vữa động mạch.

Cục máu đông trong lòng mạch

Quá trình này rất phức tạp, bắt nguồn từ những phản ứng viêm lặng lẽ bên trong lòng mạch, được kích hoạt bởi các gốc tự do, căng thẳng và oxy hóa trong cơ thể. Quá trình viêm sẽ làm tổn thương mạch vành, đồng thời tạo điều kiện cho chất thải lắng đọng và cholesterol, tạo thành các mảng xơ vữa bám bên trong lòng động mạch.

Theo thời gian, các mảng xơ vữa sẽ có xu hướng lớn dần và dễ bị nứt vỡ. Lúc này, các cục máu đông sẽ hình thành với mục đích sửa chữa các tổn thương cũng như gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành tại chỗ hoặc một vị trí nào đó khi nó di chuyển đến. Quá trình này sẽ dẫn đến biến chứng của bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Một số nguyên nhân khác như rối loạn lipid máu, huyết áp cao, đái tháo đường, hút thuốc lá,… cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng quá trình xơ vữa động mạch và hình thành cục máu đông nhanh hơn. Bên cạnh đó, các cục máu đông cũng có thể hình thành do một số bệnh gây ứ đọng máu ở tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, rung nhĩ, bệnh van tim,…

3. Một số triệu chứng phổ biến thường gặp khi xuất hiện cục máu đông

Các triệu chứng được gây ra bởi cục máu đông rất đa dạng, nó sẽ phụ thuộc vào vị trí mạch máu bị tắc:

  • Do tắc mạch máu não: Bệnh nhân lúc này sẽ đột nhiên thấy yếu ở tay, chân, mặt hay một phần của cơ thể, thị lực giảm sút, đi lại khó khăn, rối loạn ngôn ngữ,…
  • Do tắc mạch vành: Buồn nôn, khó thở, đau thắt ngực, tim đập nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, choáng váng,..

    Buồn nôn là triệu chứng phổ biến khi xuất hiện cục máu đông  
  • Do tắc mạch máu ở ruột: Xuất hiện các cơn đau dữ dội ở bụng, thường bắt đầu sau khoảng 15 đến 30 phút sau ăn. Một số bệnh nhân có thể kèm theo bụng chướng, buồn nôn, phân có máu,…
  • Do tắc mạch máu ở chi: Đau, tê, xanh tái ở một bên chân hoặc cánh tay. Lạnh ở ngón tay, ngón chân, chuột rút ở bắp chân. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện chân sưng đỏ, nóng rất đau đớn.

4. Điều trị cục máu đông bằng cách nào?

Để điều trị cục máu đông, các bác sĩ thông thường sẽ chỉ định các loại thuốc với tác dụng chống kết tập tiểu cầu và làm vô hiệu hóa một hoặc nhiều các yếu tố đông máu khác. Những loại thuốc này sẽ làm tan cục máu đông và dự phòng tái phát hiệu quả. Trong trường hợp thuốc không có tác dụng nhiều thì các bác sĩ sẽ thực hiện can thiệp thông mạch để loại bỏ các cục máu đông và hơi trong lòng mạch

Sự hình thành của các cục máu đông nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng mà biến chứng của nó là bệnh nhồi máu cơ tim. Khi gặp các triệu chứng trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Youtube TIWICARE