TIN TỨC

Không muốn gặp thần chết, đừng chủ quan với 5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm khi nó có thể giao sinh mạng của chúng ta cho thần chết chỉ trong vài giây. Biết được những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm sẽ giúp người bệnh kịp thời ngăn chặn được những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hãy cùng TIWI tìm hiểu về 5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đối tượng nào có nguy cơ bị đột quỵ?

Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có hơn 13 triệu người mắc bệnh đột quỵ, trong đó con số tử vong chiếm gần 1 nửa, 5.5 triệu người. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 795 nghìn người mắc đột quỵ với số lượng thống kê 87% do đột quỵ thiếu máu não, trong đó có 185 nghìn người tái phát bệnh hàng năm. Ở Việt Nam, con số thống kê người bị đột quỵ mỗi năm là 200 nghìn người, trong đó 50% số bệnh nhân sống sót nhưng đi kèm với những biến chứng về vận động và hệ thần kinh.

Đối tượng béo phì có nguy cơ cao mắc đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn bao gồm những đối tượng dưới đây:

  • Người đã có tiền sử từng bị đột quỵ
  • Đối tượng huyết áp cao
  • Đối tượng bị tiểu đường mãn tính
  • Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ, bệnh về tim mạch
  • Đối tượng nghiện rượu, các chất kích thích
  • Đối tượng sinh hoạt không lành mạnh, ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo
  • Đối tượng ít thể dục thể thao
  • Đối tượng bị béo phì

2. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm

Đột quỵ là căn bệnh xảy ra bất ngờ, có thể cướp đi sinh mạng chúng ta chỉ trong vài phút. Dù thời gian diễn ra nhanh, nhưng đột quỵ vẫn có những triệu chứng nhận biết mà người bệnh thường hay bỏ qua:

  • Đột nhiên cử động khó khăn, không cử động được tay chân hoặc liệt một phần của cơ thể
  • Đột nhiên nhức đầu, chóng mặt, không thể đi lại được như bình thường
  • Đột nhiên mất thị lực: Mắt mờ, không nhìn thấy gì
  • Mặt mất cân đối, khó cử động môi, cười méo mó, một bên mặt bị lệch
  • Giọng nói biến đổi, nói không rõ chữ, nói ngọng
Đột quỵ vẫn có những triệu chứng nhận biết mà người bệnh thường bỏ qua

Nếu như bạn không may gặp 1 trong 5 triệu chứng trên, hãy đến ngay cơ sở khám tim mạch uy tín gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán kịp thời và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất,

3. Biến chứng đáng lo ngại đột quỵ để lại

Bệnh nhân đột quỵ nếu như không được sơ cứu và cấp cứu trong thời gian vàng thì sẽ rất dễ mất đi sinh mạng. Tuy nhiên, tùy theo nguyên nhân dẫn đến đột quỵ mà mỗi bệnh nhân sẽ có những biến chứng khác nhau:

3.1 Phù não

Phù não là tình trạng não trong hộp sọ bị sưng phù, điều này sẽ cản trở dòng chảy của máu và oxy đến não. Bệnh nhân phù não sẽ không thể nhận đủ được lượng máu đi nuôi cơ thể, tình trạng tụt não sẽ rất dễ xảy ra, bệnh nhân cần phải được điều trị sớm nhất.

Phù não là biến chứng phổ biến của đột quỵ

3.2 Động kinh

Đột quỵ gây tổn thương các tế bào não dẫn đến bệnh nhân sẽ bị co giật, động kinh. Càng bị co giật, bệnh nhân càng thiếu trầm trọng lượng oxy lên não, quá trình này sẽ khiến não bộ tổn thương nhanh hơn.

3.3 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đột quỵ có thể gây ra căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu với một số biểu hiện rõ rệt: Chuột rút vùng hạ vị, đau tức vùng hạ vị, đau rát khi đi tiểu,…

3.4 Viêm phổi

Bệnh nhân đột quỵ do phải nằm yên một chỗ để điều trị nên sẽ dễ bị nuốt sặc trong quá trình ăn uống. Vô tình quá trình này sẽ gây ra viêm phổi, triệu chứng thể hiện ra là ho có đờm, sốt cao, sốt rét, khó thở,…

3.5 Trầm cảm

Bên cạnh sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần của bệnh nhân đột quỵ cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ nhạy cảm hơn với mọi vấn đề, lo lắng rồi dẫn đến trầm cảm. Bệnh nhân dần cảm thấy không còn hứng thú với cuộc sống hàng ngày, cơ thể mệt mỏi, uể oải, ít năng lượng,… Nguy hiểm nhất là bệnh nhân tìm đến cái chết để giải thoát.

Một số biến chứng khác của đột quỵ có thể kể đến như tử vong, liệt chi, buồn nôn, mất thị giác, các vấn đề về tiêu hóa,… Bệnh nhân đột quỵ cần được chăm sóc và theo dõi kỹ càng để họ có thể dễ dàng hòa nhập lại với cuộc sống sau sự cố gắng chống chọi với hố tử thần.

Youtube TIWICARE