TIN TỨC

Nhồi máu cơ tim cấp – Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những căn bệnh gây ra cái chết hàng đầu ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này càng xảy ra nhiều ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

1. Nhồi máu cơ tim cấp là gì? Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim cấp hay còn được gọi là đột quỵ tim, là tình trạng xảy ra khi cơ tim bị thiếu máu và hoại tử do mạch vành. Các mạch vành hay mạch máu nuôi cơ tim sẽ bị tắc ngắt đột ngột bởi các cục huyết khối có trong lòng mạch.

Nhồi máu cơ tim cấp hay còn được gọi là đột quỵ tim

Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim cấp là do các mảng xơ vữa ở trong lòng mạch bị vỡ hoặc bị nứt khiến các tế bào máu bao gồm tiểu cầu và hồng cầu bám vào. Từ đó tạo nên các cục máu đông làm bít tắc lòng mạch. Máu lúc này không thể cung cấp được đến tim nữa khiến tim bị thiếu máu. Nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cơ tim bị hoại tử, gây suy tim, nặng hơn là đột tử.

Một số các yếu tố nguy cơ khiến cho các mảng xơ vữa bị nứt vỡ bao gồm:

  • Xúc động, căng thẳng
  • Làm việc quá sức
  • Hút thuốc lá
  • Viêm hoặc nhiễm trùng phổi

2. Biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra rất bất ngờ mà không báo trước. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu cảnh báo khá rõ rệt mà bệnh nhân cần lưu ý.

Các cơn đau ngực là triệu chứng tiêu biểu trong hội chứng mạch vành cấp. Bệnh nhân lúc này sẽ có cảm giác đè nặng, đau tức và xoắn vặn trong lồng ngực. Một số bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau lan ra xương ức và ngực trái, tình trạng này sẽ thường kéo dài trên 15 phút. Trong các cơn đau thường có kèm các triệu chứng như vã mồ hôi, hồi hộp, khó thở, ngất xỉu, biểu hiện đau không suy giảm khi sử dụng thuốc.

Các cơn đau ngực là triệu chứng tiêu biểu trong hội chứng mạch vành cấp

Ở một số bệnh nhân lớn tuổi hoặc phụ nữ, bệnh nhân đái tháo đường có thể không có những triệu chứng đau ngực, nhưng sẽ có những triệu chứng tương đương bao gồm thay đổi tri giác, khó thở, ngất xỉu, tụt huyết áp,…

Không phải bệnh nhân nào cũng có các triệu chứng giống nhau. Có những bệnh nhân đau nặng, có những bệnh nhân đau nhẹ một vài bệnh nhân có dấu hiệu ban đầu là ngưng tim đột ngột.

3. .Điều trị nhồi máu cơ tim cấp như thế nào?

Khi những triệu chứng ban đầu của nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện cũng là lúc các tế bào cơ tim bị tổn thương. Trước 30 phút bệnh nhân không được cấp cứu thì tỷ lệ phục hồi rất thấp, và sau 1 giờ đồng hồ bệnh nhân sẽ tử vong. Theo các chuyên gia các phương pháp điều trị chỉ có hiệu quả trong 2 đến 4 giờ đầu tiên kể từ khi các cơn đột quỵ tim khởi phát. Việc sơ cứu kịp thời đóng vai trò then chốt trong việc cứu sống bệnh nhân.

3.1. Sơ cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp như thế nào?

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều – Trưởng khoa nội tim mạch thuộc bệnh viện đa khoa Tâm Anh, một số nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ tim là:

  • Đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi xuống, nới lỏng tất cả thắt lưng, quần áo để máu được lưu thông dễ dàng hơn.
Sơ cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
  • Gọi cấp cứu 115 khẩn cấp hoặc số điện thoại của bệnh viện gần nhất. Nếu có thể chủ động thuê taxi hoặc tự mình chở bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
  • Trong quá trình chờ đội ngũ y tế đến có thể cho bệnh nhân nhai hoặc nuốt một viên aspirin. Đây là loại thuốc giúp ngăn ngừa đông máu làm giảm nguy cơ tổn thương tim
  • Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực càng sớm càng tốt bởi 1 phút chậm trễ thì bệnh nhân sẽ mất đi 10% cơ hội sống

3.2. Điều trị cho bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp

Quá trình chăm sóc cho bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp cũng rất quan trọng. Đây là quá trình đòi hỏi bác sĩ bệnh nhân cũng như người nhà cần phải kiên trì trong một thời gian dài. Điều cần thiết đầu tiên là bệnh nhân cần phải thay đổi lối sống:

  • Tập thể dục thường xuyên, giảm cân nếu bệnh nhân bị béo phì
  • Hạn chế ăn các đồ ăn mặn, các thực phẩm có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ
  • Ăn nhiều các loại rau củ quả có nhiều chất xơ, vitamin
  • Tránh áp lực, căng thẳng
  • Bệnh nhân cũng cần tái khám thường xuyên và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê,…
  • Điều đặc biệt, bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc đặt stent cần phải uống thuốc chống kết tập tiểu cầu trong thời gian dài. Điều này giúp phòng ngừa các cục máu đông hình thành gây tắc hẹp mạch vành.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bệnh nhân cần lưu ý về căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phương pháp điều trị của bác sĩ để giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ, mang lại cho bạn một cuộc sống tích cực.

Youtube TIWICARE