TIN TỨC

Suy tim độ ba – Cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân hiệu quả nhất

Điều trị suy tim độ ba là một hành trình rất dài yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì và theo đuổi suốt đời. Tuổi thọ của bệnh nhân suy tim độ ba còn phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe tinh thần. Bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh cần giữ một tinh thần thoải mái mới có thể cải thiện được bệnh tình.

1. Suy tim độ ba là gì? Triệu chứng của suy tim độ ba 

Suy tim là tình trạng xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu đến các bộ phận để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trải qua một thời gian nhất định khi động mạch bị thu hẹp hay huyết áp của bệnh nhân cao lên sẽ khiến cho tim suy yếu hoặc xơ cứng dẫn đến máu không thể lưu thông qua tim và cơ thể.

Suy tim là tình trạng xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu đến các bộ phận

Suy tim độ ba là mức độ suy trung bình theo hệ thống phân loại của hiệp hội tim mạch New York. Người bệnh cần hạn chế nhiều hoạt động thể lực trong giai đoạn này. Kể cả khi bệnh nhân không vận động mạnh cũng có các triệu chứng như nhịp tim nhanh, mệt mỏi, ho khan, đau tức ngực, khó thở,… Bệnh nhân suy tim độ ba sẽ không có những triệu chứng rõ rệt khi đang nghỉ ngơi.

2. Chế độ chăm sóc bệnh nhân suy tim độ ba như thế nào?

Điều trị suy tim độ ba là một quá trình dài đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối phương pháp điều trị mà bác sĩ đặt ra. Bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình chữa trị bệnh.

Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc, suy tim độ ba có thể được điều trị bằng cách sử dụng các thiết bị như:

  • Máy tạo nhịp phá rung, máy tái tạo đồng bộ cơ tim
  • Thiết bị hỗ trợ thất

Khi bệnh nhân thấy khó thở:

  • Giúp đỡ bệnh nhân bằng cách nới lỏng quần áo và hút đờm (nếu có)
  • Nếu bệnh nhân gặp phải những cơn khó thở phát kịch về đêm thì hãy bảo họ nằm ở tư thế nửa ngồi ngay từ lúc bắt đầu đi ngủ
  • Tránh tối đa các hoạt động gắng sức và nghỉ ngơi tại giường ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi
Bệnh nhân suy tim cần được nghỉ ngơi tại giường bệnh

Khi bệnh nhân buồn nôn, chán ăn:

  • Bệnh nhân nên sử dụng các món ăn dễ tiêu, mềm, lỏng như súp, cơm trắng, cháo, miến bún,… Bạn cũng có thể kết hợp các bữa phụ với 100ml sữa. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên lựa chọn sữa dành cho người tiểu đường để uống
  • Chú ý cách chế biến món ăn cần đa dạng và hợp khẩu vị với bệnh nhân
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày
  • Không sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối và dầu mỡ như cà pháo, mắm tôm, thịt hun khói, xúc xích,…
  • Tập trung khuyến khích bệnh nhân ăn các thực phẩm có chứa nhiều kali, chất xơ như rau củ quả. Những loại hoa quả tiêu biểu bệnh nhân nên sử dụng bao gồm các cây họ nhà đậu, bí đỏ, chuối tiêu, măng tây, cà rốt,…

Khi bệnh nhân cảm thấy lo lắng: Người nhà cần giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh tình của mình theo hướng tích cực. Quản lý suy tim là nỗ lực của cả gia đình không chỉ riêng bệnh nhân. Tất cả các thành viên trong nhóm chữa bệnh bao gồm bác sĩ, y tá, dược sĩ, các chuyên gia và các nhân viên xã hội sẽ đồng hành giúp bạn vượt qua căn bệnh này.

Khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi đau nhức:

  • Thường xuyên xoa bóp tứ chi đặc biệt là chi dưới để khiến cho máu ngoại vi vận chuyển về tim dễ dàng hơn. Từ đó cũng giúp làm giảm các nguy cơ gây tắc mạch và bệnh nhân dễ dàng vận động, không gây mệt mỏi
  • Hãy giúp đỡ, khuyến khích bệnh nhân vận động thường xuyên bằng các biện pháp thể dục thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đi dạo quanh nhà,…

Để chữa trị được một bệnh lý về tim mạch là điều chưa bao giờ dễ dàng nếu như không có sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bệnh nhân suy tim hãy tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều này sẽ giúp bạn kéo dài được tuổi thọ của mình.

Youttube TIWICARE