TIN TỨC

Xơ vữa động mạch và top 5 điều ai cũng cần biết

Xơ vữa động mạch là bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm bởi bệnh nhân thường không có triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã trở nặng. Chính những diễn biến âm thầm của bệnh là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim, tàn tật, đột quỵ, cụt chân, nặng nhất là tử vong.

1. Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch hay còn được gọi là xơ cứng động mạch, là tình trạng khi các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám bị gây ra bởi các chất béo, cholesterol, chất thải tế bào, canxi và fibrin. Các động mạch lúc này dần bị xơ cứng và thu hẹp lại khiến cho lượng oxy, máu và một số chất dinh dưỡng khó có thể đi qua được. Trải qua thời gian càng dài, lòng động mạch càng hẹp và tình trạng tắc nghẽn càng nghiêm trọng.

Xơ vữa động mạch hay còn được gọi là xơ cứng động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch chỉ xảy ra tại các động mạch lớn và vừa, không xảy ra ở các động mạch như động mạch phổi, động mạch nhỏ, tĩnh mạch,… Tuy nhiên, xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, tiêu biểu là đột quỵ và đau tim.

2. Đối tượng nào có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch?

Các chuyên gia hiện nay vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, ở một số nhóm đối tượng sau sẽ có các nguy cơ làm gia tăng tình trạng bệnh:

  • Người cao tuổi: Động mạch sẽ có dần các dấu hiệu lão hóa khi bệnh nhân sau 40 tuổi. Trong đó nguy cơ gia tăng sau tuổi 45 ở nam giới và sau tuổi 55 ở nữ giới.
  • Người có các bệnh lý về huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao.
  • Người có lối sống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, hút thuốc lá, lười vận động,…
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch: Nếu như gia đình bạn có người từng mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, bạn sẽ thường có nguy cơ mắc cao hơn so với những người bình thường
Động mạch sẽ có dần các dấu hiệu lão hóa khi bệnh nhân sau 40 tuổi

3. Các triệu chứng cơ bản của xơ vữa động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch được chia ra làm 4 loại. Trong đó, mỗi loại bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Xơ vữa mạch vành

  • Tê liệt người
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Tê mặt
  • Đau đầu

Xơ vữa động mạch cảnh

  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng
  • Đau tức ngực
  • Thỉnh thoảng gặp các cơn choáng nhẹ
  • Nôn, buồn nôn
  • Những cơn ho xuất hiện nhiều

Xơ vữa động mạch ngoại biên

  • Thường xuyên bị chuột rút ở các cơ bắp
  • Cảm giác nặng nề, đau đớn khi hoạt động bằng các chi
  • Vết thương tại các chi khó lành
  • Tình trạng chuột rút ở các cơ bắp xảy ra nhiều hơn

Xơ vữa động mạch thận

  • Không tập trung làm việc
  • Chân tay bị sưng phù
  • Giảm cảm giác ngon miệng khi ăn

4. Xơ vữa động mạch có chữa được không?

Xơ vữa động mạch là căn bệnh rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra một số phương pháp điều trị có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phát triển thêm cũng như làm giảm bớt một phần xơ vữa động mạch.

4.1 Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc giúp điều trị cao huyết áp và cholesterol cao

Các loại thuốc điều trị cao huyết áp và cholesterol cao giúp làm chậm và ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch. Đồng thời, nó còn giúp làm giảm các nguy cơ đau tim và đột quỵ. Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc trong khuôn khổ có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

4.2 Thay đổi lối sống hằng ngày

Bệnh nhân cần ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo. Bệnh nhân nên đưa các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng vào chế độ chăm sóc sức khỏe hằng ngày của mình. Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích cũng là phương pháp điều trị xơ vữa động mạch hiệu quả.

4.3 Tiến hành phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Bác sĩ sẽ tiến hành nối, ghép một động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe với động mạch vành bị chặn. Quá trình phẫu thuật này sẽ tạo ra một con đường mới cho máu và oxy dễ dàng di chuyển đến tim.

4.4 Nong mạch vành và đặt stent

Các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này khi động mạch vành bị hẹp trên phim chụp mạch vành từ 70%. Thủ thuật thực hiện là sử dụng một ống thông nhỏ có gắn bóng và giá đỡ kim loại (stent), sau đó đưa qua động mạch đùi/động mạch quay ở cổ tay để đi đến động mạch vành của người bệnh. Khi đã đến được vị trí xơ vữa, bóng được thổi phồng lên để lòng mạch được mở rộng, giá đỡ kim loại được đưa vào với mục đích duy trì lưu thông của mạch máu.

5. Phòng ngừa xơ vữa động mạch bằng cách nào?

Phòng ngừa xơ vữa động mạch bằng cách ăn nhiều chất xơ

Xơ vữa động mạch có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch ngày hôm nay:

  • Tập thể dục thể thao đều đặn
  • Duy trì cân nặng, tránh béo phì
  • Một chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo, muối
  • Bỏ hút thuốc và các chất kích thích

Xơ vữa động mạch là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng nó có thể được cải thiện và ngăn ngừa bằng một lối sống lành mạnh. Chính vì vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa xơ vữa động mạch để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. 

Youtube TIWICARE